Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hưởng ứng Tuần lễ "Làm mẹ an toàn" năm 2023

Làm mẹ an toàn (LMAT) là một trong các nội dung quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mục tiêu của LMAT là nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh;

Làm mẹ an toàn (LMAT) là một trong các nội dung quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mục tiêu của LMAT là nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh; nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bộ Y tế hướng dẫn triển khai Tuần lễ "Làm mẹ an toàn" trong khuôn khổ Dự án 7 - Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chủ đề của Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023 là "Làm mẹ an toàn - Sức khỏe cho mẹ, tương lai cho bé" diễn ra từ ngày 01- 07/10/2023. Địa bàn triển khai là các tỉnh, huyện, xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong Tuần lễ "Làm mẹ an toàn" mỗi Trạm y tế xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn; cung cấp thông tin về Làm mẹ an toàn cho 100% phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh có mặt tại địa phương; cho ít nhất 30% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của xã; ít nhất 30% số gia đình, đặc biệt là người chồng của phụ nữ mang thai và sau sinh đang làm ăn, sinh sống tại xã.

Bộ Y tế khuyến khích các địa phương tổ chức lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn, truyền thông trên Đài phát thanh, truyền hình và hệ thống loa đài tuyến xã, phường… tăng cường truyền thông trên hệ thống mạng xã hội như (Facebook, Zalo, TikTok, Youtube, Viber, Lotus…); tin nhắn điện thoại; các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet; thông qua các thông điệp hiệu quả cao như Infographic, videoclip, audioclip. Tổ chức truyền thông cá nhân và truyền thông nhóm chăm sóc tại gia đình và cộng đồng (Tổ dân cư, các câu lạc bộ, các đoàn thể, đặc biệt là Hội Phụ nữ...). Đối với các dịch vụ liên quan đến Làm mẹ an toàn chủ yếu tập trung vào 3 gói dịch vụ chăm sóc trước sinh,  hỗ trợ chăm sóc trong sinh, hỗ trợ chăm sóc sau sinh. Các hoạt động bao gồm: tập trung giới thiệu, quảng bá rộng rãi lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em như khám thai định kỳ, quản lý thai nghén và giới thiệu chi tiết các cơ sơ cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến…để tăng số lượng bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ này; Chuẩn bị đầy đủ về nhân sự, trang thiết bị, vật tư tiêu hao; tinh thần thái độ làm việc thân thiện hơn, cởi mở, nhiệt tình, trách nhiệm; Cử cán bộ có chuyên môn phù hợp hỗ trợ tại chỗ cho tuyến dưới khi có yêu cầu. Các hoạt động cần vận động những người tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tôn giáo, dòng họ…ủng hộ và tham gia các hoạt động của Tuần lễ Làm mẹ an toàn, như đưa nội dung Làm mẹ an toàn vào các sinh hoạt cộng đồng, dòng họ; tham dự và phát biểu tại các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt cộng đồng; vận động Hội phụ nữ, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội tại địa phương tích cực tham gia, hỗ trợ và tổ chức các hoạt động nhân Tuần lễ Làm mẹ an toàn./.


Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Trung Trực
Nguồn:Trung tâm KSBT tỉnh Bạc Liêu Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết