Bài viết
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cấp cứu kịp thời bệnh nhân vỡ lách

   BÁO ĐỘNG ĐỎ NỘI VIỆN, CẤP CỨU KỊP THỜI BỆNH NHÂN VỠ LÁCH

Bs. Nguyễn Đình Quí – TTYT huyện Hồng Dân

 

Ngày 9 tháng 11 năm 2022, khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc của Trung tâm Y tế huyện Hồng Dân tiếp nhận chị Nguyễn Thị T, 39 tuổi, ở ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, được người nhà đưa vào trong tình trạng đau bụng, mệt, ngất, da xanh xao, mạch quay nhẹ, khó bắt, tụt huyết áp. Trước nhập viện 2 giờ, trong lúc làm việc nhà, người bệnh có bị té đập vùng bụng vào gốc cây.

Qua thăm khám ban đầu, bác sỹ trực nhận định đây là trường hợp chấn thương bụng kín, có khả năng vỡ tạng đặc gây chảy máu trong ổ bụng. Nhận thấy tình trạng người bệnh nguy kịch, không thể chuyển tuyến, cần phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp nên kíp trực cấp cứu đã khởi động quy trình báo động đỏ nội viện.

Ngay sau đó, bác sỹ hồi sức cấp cứu, bác sỹ ngoại khoa, bác sỹ gây mê hồi sức, điều dưỡng cấp cứu, điều dưỡng phòng mổ, kỹ thuật viên xét nghiệm, trực lãnh đạo, … có mặt để phối hợp cấp cứu người bệnh. Các biện pháp cấp cứu ban đầu được khẩn trương thực hiện để đảm bảo tuần hoàn cho người bệnh. Các xét nghiệm, cận lâm sàng cần thiết nhất được triển khai như công thức máu, nhóm máu, siêu âm bụng. Người bệnh được xác định là choáng mất máu nặng do vỡ lách sau tai nạn sinh hoạt, tiên lượng rất nặng, cần phẫu thuật cắt lách, cầm máu. Phòng mổ, máy gây mê, dụng cụ, thuốc và máu được chuẩn bị. Người bệnh được đưa vào phòng mổ sau 30 phút cấp cứu ban đầu và chuẩn bị điều kiện phẫu thuật. Trong phòng mổ, người bệnh vừa tiếp tục được hồi sức, truyền máu, truyền dịch vừa được gây mê, phẫu thuật.

Bs Nguyễn Văn Bèo – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, phẫu thuật viên chính cho biết: đây là trường hợp vỡ lách phức tạp, máu chảy trong ổ bụng khoảng 2000mL, phải cắt lách cầm máu. Sau mổ, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức, chăm sóc, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, tình trạng bụng, được truyền máu thêm để khôi phục khối lượng tuần hoàn. Tình trạng người bệnh dần ổn định và được ra viện sau 7 ngày điều trị.

Người bệnh được cấp cứu, phẫu thuật thành công, tính mạng được bảo toàn. Có được kết quả trên là do người bệnh được đưa vào viện kịp thời, đặc biệt được cấp cứu khẩn cấp với quy trình báo động đỏ nội viện, trong đó có sự phối hợp đồng bộ nhiều chuyên khoa như cấp cứu, gây mê hồi sức, phẫu thuật, …

Kết quả của trường hợp trên cho thấy hiệu quả mà quy trình báo động đỏ nội viện mang lại; đồng thời cũng cho thấy khả năng xử lý cấp cứu, phẫu thuật tại Trung tâm Y tế huyện Hồng Dân đã có tiến bộ đáng kể.

Để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh nói chung và lĩnh vực cấp cứu, phẫu thuật nói riêng, đơn vị rất mong được các cấp lãnh đạo quan tâm, xem xét, sớm đầu tư thêm trang thiết bị y tế cho đơn vị nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngày càng cao của nhân


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết